“Vấn đề hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long năm 2016 – Hiện trạng, thách thức và giải pháp” là chủ đề của buổi tọa đàm đã diễn ra tại Trường Đại học Cần Thơ vào ngày 01 tháng 04 năm 2016. Buổi tọa đàm đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, nhà quản lý, các tổ chức xã hội, các cơ quan báo chí và nhiều doanh nghiệp cùng người dân trong vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Buổi tọa đàm Vấn đề Hạn mặn ở Đổng bằng sông Cửu Long năm 2016 – Hiện trạng, thách thức và giải pháp (Ảnh: Viện DRAGON)
GS.TS Lê Quang Trí, Viện Trưởng Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu, Trường Đại học Cần Thơ phát biểu chào mừng buổi tọa đàm (Ảnh: Viện DRAGON)
Các bài trình bày về tình hình hạn mặn và các vấn đề đặt ra của 3 học giả:
- Tình hình hạn hán xâm nhập mặn ở ĐBSCL – Việc xả nước của thủy điện ở Trung Quốc có cứu được ĐBSCL (PGS.TS Lê Anh Tuấn, Phó Viện Trưởng Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu, Trường Đại học Cần Thơ)
- Hạn mặn ở ĐBSCL - Ứng phó như thế nào? (Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, Tư vấn độc lập)
- Ngập – Hạn – Mặn và thích ứng ở ĐBSCL (TS Dương Văn Ni, Khoa Môi trường & TNTN, Trường Đại học Cần Thơ)
Đã tạo không khí sôi động và thu hút được sự quan tâm của nhiều đại biểu tham dự buổi toạ đàm.
Đại biểu đặt câu hỏi với các diễn giả về những vấn đề liên quan đến Hạn mặn ở Đổng bằng sông Cửu Long năm (Ảnh: Viện DRAGON)
Ngoài việc tạo ra cơ hội cho các bên liên quan trao đổi và chia sẽ thông tin liên quan đến tình hình hạn hán và xâm nhập mặn hiện nay, buổi tọa đàm còn cung cấp được nhiều thông tin liên quan và các nhìn nhận đa dạng hơn về tình hình này hiện nay ở ĐBSCL.